Cách đóng gói hàng dễ vỡ giúp đảm bảo an toàn khi vận chuyển

Cách đóng gói hàng dễ vỡ giúp đảm bảo an toàn khi vận chuyển

Cách đóng gói hàng dễ vỡ như bát, đĩa, cốc thủy tinh,… được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu bởi nếu đóng gói không đúng cách thì %  các sản phẩm bể, vỡ khi vận chuyển hàng là rất cao. Trong bài viết dưới đây, Vận Tải Bốn Mùa sẽ mách bạn phương pháp đóng gói hàng dễ vỡ đúng chuẩn nhất.

Dụng cụ cần chuẩn bị để đóng gói hàng dễ vỡ

Khâu cực kỳ quan trọng trong cách đóng gói hàng dễ vỡ là chuẩn bị các dụng cụ thiết yếu bao gồm:

  • Thùng hay hộp carton, hộp gỗ, thùng xốp
  • Xốp bóng khí, dao, kéo, băng keo, bịch ni lông, chất liệu giấy buddle hoặc giấy báo,…
Các dụng cụ cần chuẩn bị để đóng gói hàng dễ vỡ
Các dụng cụ cần chuẩn bị để đóng gói hàng dễ vỡ

Đa số các loại mặt hàng dễ vỡ này đều được làm từ thủy tinh nên nếu đóng gói không đúng cách sẽ rất dễ khiến chúng vỡ do lực va chạm trong quá trình vận chuyển. Những dụng cụ thiết yếu cần chuẩn bị trên trợ lực rất nhiều, giúp ngăn cản lực va chạm đảm bảo sự an toàn cho món đồ của chúng ta.

Cách đóng gói hàng dễ vỡ

Hàng dễ vỡ chia làm rất nhiều loại khác nhau, theo đó cách đóng gói chúng cũng có những điểm riêng biệt. Dưới đây, Vận Tải Bốn Mùa sẽ mách bạn chi tiết cách đóng gói hàng dễ vỡ như đĩa, cốc/ly, khung ảnh thủy tinh và bóng đèn.

Gói hàng dễ vỡ – Đĩa

Đĩa được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như sứ, thủy tinh, gốm,… đều rất dễ vỡ trong quá trình vận chuyển. Cách để đóng gói hàng dễ vỡ như chúng sẽ được thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Bọc các chiếc đĩa bằng xốp bóng khí hoặc giấy báo, giấy buddle. Ưu tiên sử dụng xốp bóng khí vì loại màng xốp này có khả năng đệm cực cao, tránh được lực tác động từ va chạm trong quá trình vận chuyển.
  • Bước 2: Dưới đáy thùng đựng (có thể là thùng carton, thùng xốp hoặc hộp gỗ) hãy lót thêm một lớp xốp bóng khí hoặc một lớp giấy báo.
  • Bước 3: Ưu tiên xếp đĩa theo chiều dọc với dáng nằm đứng, lưu ý không nên nhồi nhét quá nhiều đĩa so với diện tích thùng đựng vì có thể khiến chúng tự chèn ép nhau và vỡ trong quá trình vận chuyển.
Ưu tiên xếp đĩa theo chiều dọc với dáng nằm đứng
Ưu tiên xếp đĩa theo chiều dọc với dáng nằm đứng

Cốc, Ly

Cũng giống như đĩa, cách vận chuyển đồ dễ vỡ như cốc và ly được tiến hành rất đơn giản theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Dùng giấy báo hoặc giấy bubble bọc gọn ghẽ chiếc ly của bạn lại, sau đó nhét thêm giấy nhàu nát vào trong lòng cốc nhằm giảm thiểu khoảng không gian trống.
  • Bước 2: Sử dụng màng xốp bóng quấn quanh chiếc cốc, dán băng dính để cố định lại.
  • Bước 3: Lót xốp bóng khí hoặc giấy báo dưới thành hộp đựng, xếp từng chiếc cốc vào theo quy luật cốc nặng ở dưới và cốc nhẹ ở trên. Lưu ý, bạn nên dùng xốp hoặc giấy vụn chèn ở khoảng trống giữa các cốc nhằm giảm thiểu sự va chạm trong quá trình vận chuyển.
Bóc màng xốp bóng quanh chiếc cốc/ly
Bóc màng xốp bóng quanh chiếc cốc/ly

Khung ảnh bằng thủy tinh

Khung ảnh bao gồm nhiều kích thước và hình dạng khác nhau nên rất khó đóng chúng vào thùng carton. Về cơ bản, khi thực hiện đóng gói khung ảnh bằng thủy tinh ta làm như sau:

  • Bước 1: Bọc khung ảnh bằng xốp bóng khí hoặc giấy gói, sau đó cố định lại bằng băng dính. 
  • Bước 2: Bạn có thể áp dụng y hệt cách xếp đĩa vào thùng carton cho những khung ảnh nhỏ. Về những khung ảnh có kích thước từ 90cm trở lên, nhằm tránh va chạm khi vận chuyển thì bạn nên sử dụng xốp, bọc nhựa hoặc khăn để chèn giữa chúng.
Bọc khung ảnh bằng xốp bóng khí hoặc giấy gói
Bọc khung ảnh bằng xốp bóng khí hoặc giấy gói

Cách đóng hàng dễ vỡ: Đèn

Do hình dạng vốn có của bóng đèn khiến nhiều người cảm thấy khó để đóng gói nó, nhưng ngược lại, cách đóng gói hàng dễ vỡ như bóng đèn kỳ thực rất đơn giản.

  • Bước 1: Đầu tiên, hãy dùng xốp bong bóng hoặc túi ni lông gói quanh bóng đèn.
  • Bước 2: Dùng khăn, vải hoặc xốp bóng khí trải quanh toàn bộ hộp hay thùng carton có kích thước lớn hơn bóng đèn. 
  • Bước 3: Đặt chúng nằm phẳng xuống hộp, nhét thêm các cuộn giấy vụn nhàu nát hoặc xốp vụn để làm giảm khoảng trống.
Dùng bút đánh dấu và ghi nhãn trên thùng
Dùng bút đánh dấu và ghi nhãn trên thùng

Đối với tất cả các loại hàng dễ vỡ trên, bạn nên dùng bút đánh dấu và ghi tên nhãn trên thùng là “hàng dễ vỡ” để nhân viên vận chuyển có thể biết và phân biệt dễ dàng, tiếp theo đó sẽ có sự sắp xếp sao cho hợp lý.

Trên đây là tất tần tật những chia sẻ về cách đóng gói hàng dễ vỡ mà chúng tôi muốn đem đến cho bạn, mong rằng chúng những thông tin hữu ích này giúp đỡ bạn nhiều trong quá trình đóng gói đồ đạc. Bên cạnh đó, nếu bạn không tự tin về khả năng đóng gói hàng dễ vỡ của mình, sợ chúng có thể đổ vỡ trong quá trình di chuyển thì có thể liên hệ với Vận Tải Bốn Mùa để được tư vấn gói dịch vụ tốt và hợp lý nhất.

Rate this post