Mẫu hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa chuẩn nhất 2024

Mẫu hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa chuẩn nhất 2024

Để đảm bảo tính công bằng và minh bạch cho các hoạt động giao dịch, việc ký kết hợp đồng giữa 2 bên được xem là giải quyết lý tưởng nhất. Với lĩnh vực vận tải hàng hóa cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Vậy các bạn đã biết những điều khoản trong mẫu hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa là gì chưa? Nếu như chưa biết hoặc chỉ biết sơ sơ thì hãy cùng Vận Tải Bốn Mùa tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

Mẫu hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa

Mẫu hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa là 1 dạng hợp đồng quy định rõ ràng trong Bộ Luật Dân Sự năm 2005 và 2015. Trong quá trình thực hiện giao dịch giữa hai bên, mọi thay đổi trong bản hợp đồng đều được điều chỉnh thông qua các nguyên tắc quy định trong Bộ Luật Dân Sự. 

hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Mẫu hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa phải được quy định rõ ràng

Hiểu theo cách khác thì hợp đồng nguyên tắc chính là cơ sở để các bên ký kết hợp đồng kinh tế. Trong trường hợp này, bản hợp đồng có liên quan tới vấn đề vận chuyển hàng hóa. Chúng ta có thể xem mẫu hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa giống như 1 hợp động khung để các bên giải quyết những giao dịch phát sinh sau đó. 

Mẫu hợp đồng nguyên tắc vận chuyển tham khảo:

MẪU HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————————-

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ

Số……/HĐVCHH

Hôm nay, ngày …. tháng …. năm …. tại……(ghi địa điểm ký kết).

Chúng tôi gồm có:

BÊN CHỦ HÀNG (gọi tắt là Bên A)

– Tên doanh nghiệp:                        

– Địa chỉ trụ sở chính:                 

– Điện thoại:         Telex:        Fax:                 

– Tài khoản số:         mở tại Ngân hàng:         

– Đại diện                         

– Mã số thuế doanh nghiệp:                

– Tài khoản số:                 

– Đại diện:                 Chức vụ:         

(Trường hợp là đại diện theo uỷ quyền thì ghi rõ:  Giấy uỷ quyền số: ….  ngày …. tháng …. năm …. do …. chức vụ …. ký).

BÊN CHỦ PHƯƠNG TIỆN (gọi tắt là Bên B):

– Tên doanh nghiệp:                        

– Địa chỉ trụ sở chính:                 

– Điện thoại:         Telex:        Fax:                 

– Tài khoản số doanh nghiệp :         mở tại Ngân hàng:         

– Mã số thuế doanh nghiệp:                

– Tài khoản số:                 

– Đại diện:                 Chức vụ:         

(Trường hợp là đại diện theo uỷ quyền thì ghi rõ:  Giấy uỷ quyền số: ….  ngày ….tháng …. năm …. do …. chức vụ …. ký).

Sau khi thỏa thuận, hai bên cùng chấp nhận ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa nội địa với các điều khoản và điều kiện như sau:

Điều I: Hàng Hóa, Phương tiện vận chuyển

Bên A chấp nhận thuê bên B vận chuyển hàng hóa với các điều khoản như sau:

  • 1.1: Mặt hàng: Tùy theo yêu cầu và lệnh vận chuyển hàng hóa của bên A. 
  • 1.2: Trọng lượng: Tùy vào yêu cầu và lệnh vận chuyển của bên A. 
  • 1.3: Địa điểm nhận hàng: Tùy theo lệnh vận chuyển hàng hóa của bên A. 
  • 1.4: Địa điểm giao hàng: Theo lệnh vận chuyển của bên A.
  • 1.5: Phương thức vận chuyển bằng đường bộ. 

Điều II: Phương thức giao nhận, chi phí và thời gian của hợp đồng vận chuyển hàng hóa

  1.   Lịch vận chuyển: Phụ thuộc vào yêu cầu của Bên A

Trong bản hợp đồng, bên A phải báo trước cho bên B biết nhu cầu vận chuyển chi tiết trước 12h. Nếu hủy bên A hủy lệnh vận chuyển thì phải báo trước 6h. Trong trường hợp sau 6h, bên nào thông báo muộn hơn thì sẽ mất 20% tiền cược vận chuyển cho các lô hàng báo chậm. 

  1.   Phương thức giao nhận hàng cần được nêu rõ trong hợp đồng giao nhận hàng hóa:

  1. Bên B sẽ đưa phương tiện vận chuyển đến kho do bên A chỉ định để nhận hàng về.
  2. Bên B tiến hành kiểm tra và đếm số lượng thực tế tại các kho của bên A.
  3. Đảm bảo giao nhận hàng nguyên đai, nguyên kiện. Nếu hàng hóa có dấu hiệu không còn nguyên đai, nguyên kiện thì 2 bên A, B sẽ cùng nhau kiểm tra và xác nhận tình trạng hư hỏng, thiếu hụt. Bên B sẽ bồi thường hoàn toàn theo mục 1.5, điều IV trong bản hợp đồng vận tải hàng hóa này.
  4. Khối lượng hàng hóa vận chuyển được xác định bằng cách cân xe hoặc kiểm đếm số lượng.
  5. Bên A cung cấp hàng cho bên B theo đúng lệnh vận chuyển trong vòng 03h đối với phương tiện là xe tải. Trong trường hợp quá 3h, bên A sẽ phải chịu phạt tiền lưu xe là 200.000VNĐ/ngày. 
  1. Chi phí vận chuyển: Tùy theo yêu cầu của từng loại hàng hóa và tuyến đường vận chuyển của bên A.

Ghi chú:

  • Giá vận chuyển chưa bao gồm chi phí bảo hiểm hàng hóa. Nếu bên A muốn mua bảo hiểm hàng hóa thì khoản phí phát sinh sẽ do bên A chịu trách nhiệm.
  • Giá chưa bao gồm chi phí bốc xếp hàng hóa tại kho nhận và giao hàng.
  • Giá trên đã bao gồm khoản phí kiểm đếm tại kho nhận hàng và giao hàng.
  • Giá trên bản hợp đồng vận chuyển có thể thay đổi nếu như có sự thống nhất của hai bên.
hợp đồng vận chuyển hàng hóa phải có sự thống nhất của các bên
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa phải có sự thống nhất của các bên

Điều III: Phương thức thanh toán

  1. Chứng từ thanh toán:
    1.1. Bên B sẽ gửi bản đối chiếu vận chuyển và chứng từ vận chuyển hàng hóa cho bên A.
    1.2. Bên B sẽ xuất hóa đơn GTGT cho bên A dựa vào kết quả xác nhận đối chiếu của 2 bên.
    1.3. Biên bản giao nhận hàng hóa bên B soạn phải có sự xác nhận của bên A.
  1. Hình thức thanh toán:
    Bên A sẽ phải thanh toán cho bên B trong vòng 10 ngày bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt kể từ ngày bên A xác nhận cầm được tờ hóa đơn GTGT do bên B cung cấp.

Điều IV: Trách nhiệm của 2 bên

Trách nhiệm của bên A

  • 2.1. Bên A phải chuẩn bị đầy đủ hàng hóa như đã thỏa thuận cùng các giấy tờ hợp pháp cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước. Ngoài ra, bên A cũng phải chịu trách nhiệm toàn bộ về tính hợp lệ và hợp pháp của hàng hóa. Tuyệt đối không vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ xuất xứ rõ ràng và vi phạm pháp luật. 
  • 2.2. Thông báo cho bên B biết với lệnh vận chuyển hàng hóa với đầy đủ thông tin trước 24h khi có nhu cầu vận chuyển. Nếu có thay đổi lệnh vận chuyển thì bên A sẽ phải thanh toán cho bên B theo mục 1, điều II của bản hợp đồng này. 
  • 2.3. Cung cấp hàng hóa đầy đủ theo luật vận chuyển cho bên B căn cứ vào Mục 2, điều II của bản hợp đồng này. 
  • 2.4. Cung cấp cho bên B đầy đủ các thông số kỹ thuật, tính chất hàng hóa, điều kiện xếp dỡ và bảo quản những món hàng đặc biệt (nếu như có).
  • 2.5. Thanh toán tiền cho bên B theo đúng thời gian quy định trong điều III của bản hợp đồng này. 
  • 2.6. Bên A chịu trách nhiệm bốc xếp và sắp xếp hàng hóa theo đúng yêu cầu kỹ thuật tại nơi nhận và giao hàng.
hợp đồng nguyên tắc vận chuyển
Trách nhiệm của cả 2 bên A, B khi ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Trách nhiệm của bên B

  1. Trách nhiệm của bên B
  • 1.1. Bên B có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận số lượng hàng hóa. Mọi trường hợp giao hàng thiếu số lượng hoặc bị hư hỏng do quá trình vận chuyển thì bên B đều phải đền bù (không bao gồm các điều kiện bất khả kháng được quy định tại mục 1.6 của điều này). 
  • 1.2.  Bên B phải thông báo kịp thời cho bên A về các trường hợp phát sinh để hỗ trợ giải quyết, tránh trì hoãn việc giao nhận hàng hóa.
  • 1.3. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa cho bên A, bên B phải bảo quản hàng đúng theo quy định của bên A. 
  • 1.4. Cung cấp cho bên A bộ chứng từ giao nhận hàng hóa. Đó cũng được xem là bản chuẩn cho 2 bên trong quá trình giao nhận hàng hóa
  • 1.5. Bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm về thủ tục pháp lý với những sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Bên B sẽ phải đền bù thiệt hại hàng hóa theo đúng hóa đơn vận chuyển của bên A (hoặc chủ hàng hóa bên A ký kết). Đối với mỗi xe tải chở hàng, bên B phải mua bảo hiểm thiệt hại tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của pháp luật đối với phương tiện vận chuyển bằng đường bộ. 
  • 1.6. Trong các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, địch họa, lũ lụt gây hư đường,… 2 bên cùng bàn bạc phương án xử lý dựa trên cơ sở hạn chế thấp nhất mức thiệt hại cho bên A và bên B. 

Điều V: Điều khoản chung và thời hạn hợp đồng

Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã nêu ra trong bản hợp đồng này. 

  • Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bắt đầu có hiệu lực từ ngày ký và có thời hạn đến hết ngày 31/12/2016. Trong trường hợp 2 bên cung cấp dịch vụ không đạt yêu cầu như thỏa thuận thì có quyền xem xét lại điều khoản hợp đồng, thậm chí là thanh lý hợp đồng. 
  • Hai bên cam kết không tự ý hủy bỏ hợp đồng không có lý do trong khoảng thời gian hợp đồng có hiệu lực. Nếu như bên nào tự ý hủy bỏ hợp đồng không có lý do và không thống nhất bằng văn bản thì sẽ phải chịu mọi tổn thất trước pháp luật. 
  • Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có bất cứ tranh chấp hay mâu thuẫn nào, 2 bên phải giải quyết theo tinh thần hợp tác bình đẳng. Nếu không thể đi đến thỏa thuận thì 2 bên có thể trình lên Tòa Án Kinh Tế TP Hà Nội để tìm ra phương án giải quyết hợp tình hợp lý. Quyết định của Tòa án cũng chính là quyết định cuối cùng và án phí sẽ do bên thua chịu. 
  • Mọi thay đổi bổ sung trong bản hợp đồng vận chuyển hàng hóa phải được thể hiện bằng văn bản và có sự đồng ý của cả 2 bên.
  • Khi hợp đồng hết hạn, nếu như 2 bên không có ý định gia hạn thì hợp đồng đương nhiên sẽ được thanh lý sau khi mọi công nợ giữa 2 bên được giải quyết. 
  • Hợp đồng này có 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản. Mỗi bản sẽ có giá trí pháp lý tương đương nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký kết cho tới ngày 31/12/2016. Hợp đồng sẽ được gia hạn thêm nếu 2 bên có sự thống nhất bằng văn bản. 

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                   ĐẠI DIỆN BÊN B

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng biệt một mẫu hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa cần có những điều khoản gì? Hy vọng những thông tin này thực sự hữu ích cho bạn trong quá trình tham gia giao, nhận và vận chuyển hàng hóa! 

Rate this post